Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Tủi nhục khi lấy phải chồng họ `Keo`

Tôi chẳng dám tiêu pha, mua cái gì cũng phải xin phép anh. Nhiều lúc con đòi mua quần áo, hay đồ chơi tôi cũng chẳng có tiền để mua.

Chồng tôi thuộc loại "vắt cổ chày ra nước", hồi còn yêu không phải là tôi không biết chuyện này, nhưng cứ nghĩ, lấy một người đàn ông biết tiết kiệm cũng tốt, sau này vợ con đỡ khổ, nhưng chỉ khi cưới nhau về tôi mới nếm được hết sự keo kiệt, bủn xỉn của chồng gây cho tôi sự khổ sở như thế nào.

Ngay từ ngày cưới, sau bữa cơm tối với gia đình, vợ chồng tôi lên để đếm tiềm mừng đám cưới, sau khi tính toán xong anh thắc mắc khi thấy tiền mừng của tôi ít, tôi choáng khi nghe anh nói thế. Nhưng chưa hết, tôi còn sốc hơn khi nghe đề nghị của anh: “Để anh giữ tiền này, em cầm rồi lại tiêu pha linh tinh”. Vì không muốn đêm tân hôn vợ chồng đã cãi nhau nên tôi cũng chẳng nói gì nữa.

Chồng tôi vốn là một người có địa vị trong xã hội nên tiền anh kiếm được cũng chẳng phải ít, còn tôi chỉ là một nhân viên hành chính bình thường, lương cũng ba cọc ba đồng. Nhưng chẳng giống như các ông chồng khác, hàng tháng đưa tiền về cho vợ, chồng tôi lại không thế, chỉ khi nào tôi hỏi tới anh mới đưa, nhưng trước lúc đưa chồng tôi phải hỏi lấy bao nhiêu, làm những việc gì…

Từ ngày có con, tôi phải nghỉ việc để chăm con và mọi khoản chi tiêu tôi đều phải ngửa tay xin chồng, vì nuôi con nhỏ, cháu lại hay ốm đau nên cũng phải chi tiêu nhiều. Nhưng chồng không hiểu mà chỉ suốt ngày ngồi phàn nàn tôi tiêu pha hoang phí, nuôi có đứa trẻ con thì làm gì mà tiêu nhiều thế, những nhà khác mà hai ba đứa thì họ sống thế nào.

money1-7340-1406110878.jpgẢnh minh họa: Feminiya.

 

Cũng từ đó bệnh keo kiệt của chồng ngày một nặng hơn, anh chi ly từng tí, còn tính tiền một ngày cho tôi đi chợ, một tháng phải chi tiêu bao nhiêu tiền ăn, tiền sữa cho con, rồi các khoản chi phí khác, mỗi tháng anh đưa tôi một số tiền nhất định để chi tiêu mọi sinh hoạt trong nhà.

Tiền sinh hoạt hạn hẹp nên các bữa ăn hàng ngày tôi cũng phải tính toán, mỗi khi đi làm về nhìn thấy bữa cơm, thấy thức ăn lèo tèo, chồng tôi lại chì chiết, tiền để làm gì mà ăn uống kiểu này? Còn con gái nhỏ mới hơn ba tuổi, nhưng do không được ăn uống đầy đủ, cháu cứ mỗi ngày một còi đi, chẳng thấy lớn.

Tôi chẳng dám tiêu pha thứ gì, nhiều lúc con đòi mua bộ quần áo đẹp, hay bộ đồ chơi giống của con hàng xóm tôi cũng chẳng có tiền để mua, nhìn con buồn mà tôi phát khóc. Tôi mua cái gì cũng phải xin phép anh, khi tôi nói muốn sắm cho con mấy bộ quần áo, anh gạt đi rồi bảo: "Quần áo con còn nhiều thế, mặc đã hết đâu mà mua làm gì cho phí". Còn tôi có lẽ đã rất lâu rồi chẳng sắm cho bản thân mình cái gì, nhìn tôi chẳng ai bảo là vợ của một người có địa vị, thu nhập khá giả.

Tôi là vợ nhưng chưa bao giờ biết anh có bao nhiêu tiền, mọi thứ lớn nhỏ trong nhà anh đều tự quyết và chi tiêu. Mới lấy chồng được hơn 4 năm mà tôi tưởng chừng như mình đã già đi hơn chục tuổi. Nhìn thấy con gái còi cọc mà tôi xót xa, có lẽ chẳng có người bố nào như chồng tôi. Tôi đã dự định khi con lớn hơn một chút sức khỏe tốt hơn sẽ cho cháu đi mẫu giáo để đi làm lại, ít nhất tôi cũng có đồng ra đồng vào và mua sắm cho con những thứ mà nó thích.

Khi viết những dòng này mà tôi thây cuộc đời sao mà cay đắng, mình đâu đến nỗi không có học hành mà phải sống như cây tầm gửi ăn bám, phụ thuộc như vậy. Tôi giãi bầy lên đây cho nhẹ lòng mình và cũng mong nhận được lời khuyên từ các độc giả? Tôi phải làm sao để thay đổi một người chồng như anh?

 

Làm thế nào để sống sót trong tai nạn máy bay?Làm thế nào để sống sót trong tai nạn máy bay?Máy bay gặp nạn ở Thái Bình Dương: Phi công 17 tuổi tử vongMáy bay gặp nạn ở Thái Bình Dương: Phi công 17 tuổi tử vong9 công dụng tuyệt vời của cà chua9 công dụng tuyệt vời của cà chua

 

 

(Theo Ngôi sao)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét